-->

LMHT

Khăn giải thuật, người người mua, nhà nhà mua, nhưng liệu họ đã hiểu rõ bản chất của nó hay chưa?

Khăn Giải Thuật là trang bị được ra mắt và tồn tại từ rất rất lâu rồi, và vẫn có nhiều người băn khoăn về tác dụng của trang bị này, như kiểu: Nó có thể giải được cái này không? Nó có thể xóa được hiệu ứng kia không?… Vậy thử đọc bài viết sau xem nó có giúp bạn vỡ lẽ được điều gì không nhé.

(LIÊN MINH HUYỀN THOẠI) - Dưới đây là những điều khá thú vị về trụ không được ghi ra trên giấy.


1. Trụ sẽ bắn đau hơn sau mỗi phát bắn.

2. Thứ tự tấn công của trụ là: Lính triệu hồi (gấu Annie, bóng Shaco, …) -> Xe pháo -> Lính cận chiến -> Lính bắn xa -> Tướng.


3. Khi không có lính địch ở gần, trụ được cộng 150 Giáp/Kháng phép. Đó là lí do bạn thấy trụ trâu hơn rất nhiều khi đi backdoor hoặc cố phá nốt cái trụ mà không có lính ở đó.


4. Trụ sẽ bắn bất cứ tướng nào gây sát thương lên tướng đồng minh của nó.
 

Gây sát thương ở đây có nhiều cách: có thể là đánh thường, dùng phép, sát thương từ lính triệu hồi, thậm chí dù là phép gây sát thương mỗi giây dùng từ trước đó cũng khiến trụ quay ra bắn bạn.

=> Do đó ai chơi Teemo hoặc mua Giáp lửa thì hãy coi chừng nhé kẻo bất thình lình bị trụ bắn nát người lại hỏi tại sao. 

5. Trụ sát nhà lính và 2 trụ bảo vệ nhà chính đều tự động hồi lại máu mỗi giây, nhưng không đáng kể lắm.

6. Tầm đánh của trụ là 775, khiến cho vị tướng duy nhất trong LMHT có thể bắn xa hơn trụ là Twitch.

7. Sát thương của một tướng gây ra lên trụ được tính bằng công thức:

Sát thương cơ bản + Sát thương cộng thêm hoặc Sát thương cơ bản + 40% AP. Tùy xem cái nào lớn hơn. 


Như vậy với 600 AP, một pháp sư có thể gây thêm 240 dmg mỗi đòn đánh lên trụ. Do đó Pháp sư cũng phá trụ tương đối nhanh chứ không chậm như bạn nghĩ đâu (tất nhiên Xạ thủ vẫn là phá trụ nhanh nhất). 


8. Khi trụ ngoài cùng nổ, cả team được thưởng 100 Vàng còn những người phá trụ chia nhau 150 Vàng.

Khi trụ 2 nổ, cả team được thưởng 125 Vàng và 30 kinh nghiệm, những người phá trụ chia nhau 100 Vàng.

Khi trụ sát nhà lính nổ, cả team được thưởng 175 Vàng và 100 kinh nghiệm, không có chia chác gì cho người phá trụ cả. 


Điều này giải thích tại sao bỗng dưng bạn thấy mình lên cấp trong khi có một trụ nổ ở cách đó khá xa. 


9. Hầu hết các kĩ năng cộng sát thương trên đòn đánh đều có tác dụng lên trụ. Hầu hết thôi nhé. Còn cụ thể là tướng nào thì bạn cứ chơi sẽ biết. 


10. Nội tại của Alistar và chiêu cuối Rammus là hai kĩ năng duy nhất gây sát thương trực tiếp lên trụ mà không phải thông qua đòn đánh thường.
 

11. Một số kĩ năng dù không gây sát thương lên trụ nhưng có thể giữ được cộng dồn nếu bạn cứ không ngừng đánh trụ. 


Ví dụ: Nội tại Jax, Rìu xoay Q Draven, Nội tại Graves, Nội tại Pantheon lấy khiên. 


12. Nhiều kĩ năng cho phép bạn hồi máu khi đánh trụ: W Xin Zhao, W Irelia, Nội tại Fiora.

  
13. Lá chắn của Janna là kĩ năng duy nhất trong LMHT có thể tác dụng lên trụ đồng minh.


Tags: Những, điều, có thể, bạn, chưa biết, về, trụ, trong, LMHTLIÊN MINH HUYỀN THOẠI, LOL, League of Legends, tướng, build đồ, truyền thuyết, cách đánh, kẻ thù, cách chơi, MID, BOT, TOP, vị trí, kĩ năng, pro, chuyên nghiệp, clip, video, AD, AP, SP, TANK, GANK

Điểm chung của cả hai đều là sở hữu bộ skill cơ động, tự do trong việc lên đồ, dọn quái rừng cực nhanh và cũng khá dễ làm quen nếu chịu bỏ thời gian luyện tập. Những điều này kết hợp lại thành những lợi ích cực lớn cho bất kỳ đội nào có Elise và Lee Sin trong hàng ngũ chiến đấu.

Elise

Về cơ bản, Elise là một tướng khá khó chơi, đây cũng là một trong số ít tướng sở hữu bộ skill lên tới 12 kỹ năng. Nhưng chính vì số lượng lớn như vậy mà đem lại khả năng gank và tạo sức ép lên các đường khác từ rất sớm, Elise có thể tham gia hỗ trợ đồng đội đẩy đường, làm chóng đối thủ trong khoảng thời gian đủ lâu và có thể nhảy đến đối thủ trong khoảng cách tương đối lớn.


Trong khoảng cấp độ 3 và 4, Elise có một lợi thế rất lớn so với các tướng đi rừng khác  đặc biệt là với kỹ năng (W) Nhền Nhện Con/Cắn Xé, cô nàng nhền nhện có thể vừa dọn quái rừng nhanh chóng và cũng đem lại một lượng máu hồi không nhỏ, chính điều này sẽ khiến Elise ra khỏi rừng và tạo sức ép lên các đường khác trong khi các tướng rừng đội bạn đang chạy về nhà hồi máu. Chính nhờ những điều này, có thể nói Elise trở thành tướng đi rừng khá toàn diện và đáng sợ.




Lee Sin

Vị tướng tiếp theo được nhắc đến trong bài là Lee Sin, được lựa chọn 9 /16 trận đấu tại NA LCS. Một tướng đi rừng được ưu tiên lựa chọn ở các giải đấu Hàn Quốc và lan ra toàn bộ các giải trên các châu lục khác mọt cách nhanh chóng.

Lý giải cho những điều trên khá dễ hiểu, sở hữu một bộ skill cơ động, mạnh mẽ vào đầu game khiến Lee Sin trở thành vị tướng dễ đánh bại đối thủ nhất và cũng dễ “bóp” đồng đội nhất.


Đảm nhiệm vị trí đi rừng, Lee Sin có thể dọn quái rừng rất nhanh ngay trong những cấp độ đầu tiên với kỹ năng Hộ Thể / Kiên Định (W). Chưa dừng lại ở đó, Lee Sin vẫn có thể tạo ra một sức ép khá đáng sợ lên đường của đối thủ trong trường hợp tướng Hỗ Trợ địch không cắm mắt đầy đủ. Chỉ cần một chút sơ hở, Lee Sin sẽ dễ dàng giành lấy cơ hội khiến cho đối thủ phải “lên bảng” liên tục.


Một lợi thế khác của Lee Sin chính là bộ kỹ năng phải nói là thực sự tuyệt vời: Tạo giáp, đá, làm chậm, tấy tầm nhìn, lướt. Những kỹ năng quá đầy đủ cho các pha giao tranh đòi hỏi sự khéo léo những cũng phải nhanh chóng hạ gục đối thủ. Khả năng lướt và đá ngược lại sẽ giúp Lee Sin loại bỏ những đối thủ khó chịu hay “đưa” Xạ thủ của đối phương về cho đồng đội lấy mạng. Địa Chấn/ Dư Chấn (E) giúp lấy mạng dễ dàng hơn hoặc khiến các tướng có độ cơ động thấp trở nên vô dụng. Những điều này chỉ là số ít những ví dụ chứng tỏ Lee Sin là một tướng đặc biệt và hữu dụng như thế nào.

Tiếp đó Lee Sin có thể cực cơ động và dễ dàng trong việc lên trang bị. Nếu farm rừng tốt và mở giao tranh ăn mạng sớm, trong trường hợp đồng đội đã có 1 tanker,  Lee Sin có thể lên thẳng đồ sát thương để có thể kết thúc đối thủ nhanh hơn hoặc giúp đồng đội ăn mạng dễ dàng hơn. Nếu Lee Sin bị tụt lại phía sau so với đồng đội, ngay lập tức người chơi có thể lên đồ gia tăng sức chống chịu để duy trì khả năng sống sót trong trận đấu lâu hơn.

Nhiều vị tướng được ưa thích và được sử dụng rất nhiều nhưng lại có những vị tướng bị ghét, cực kỳ ghét là đằng khác luôn. Vậy tại sao lại như vậy?

Liên Minh Huyền Thoại luôn phong phú với các vị tướng. Tổng cộng có 119 vị tướng cùng những chiêu thức không ai giống ai. Chính những kỹ năng đấy đã làm nên tên tuổi của các vị tướng. Nhiều người được ưa thích cũng như nhiều người sẽ bị ghét cực kỳ. Với bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích tại sao các vị tướng lại bị ghét. Hãy cùng Trollgame.net tìm hiểu nhé.

Ahri



Đây phải nói là một cô nàng cực kỳ quyến rũ của Liên Minh Huyền Thoại. Chỉ quyến rũ không thôi cũng làm người ta ghét rồi. Đã thế, Arhi còn có một nụ Hôn Gió cực kỳ lợi hại, bất cứ ai đối đầu cũng sẽ phải dè chừng. Hơn nữa, Phi Hồ còn cho cô nàng khả năng di chuyển cũng như gây sát thương tuyệt vời. Đã đẹp thì phải cho người khác chạm vào chứ, cứ lần trốn rồi hôn người khác như thế, ai mà chẳng ghét.

Aatrox


Khỏi cần nói, khả năng hút máu của anh chàng này làm rất nhiều người cảm thấy khó chịu. Với Khát Máu / Nợ Máu và chiêu cuối Tuyệt Diệt cho Quỷ Kiếm một khả năng hồi lại máu với mỗi đòn đánh tuyệt vời. Đánh mãi không chết, đã thế lại còn có hồi sinh từ bể máu, ai mà chẳng ghét.

Anivia


Điều làm cho chú Phượng Hoàng Băng này bị ghét có lẽ là nội tại Tái Sinh. Mất bao nhiêu công để đánh con chim này nhưng nó lại vẫn chưa chết, lại phải đánh lại nó từ đầu, ai mà chẳng ghét. Thêm nữa là chiêu W - Tường Băng, chắc chắn đã không ít lần bị đối phương làm khó hay đồng đội troll bởi chiêu thức này, phải không nào? 

Darius


Điều làm Darius bị ghét nhát chính là nội tại Xuất Huyết. Đã bao giờ bạn thoát khỏi tầm đánh của Đại Tướng, chạy được rồi nhưng vẫn chết chưa? Lượng máu bạn cứ dần dần mà giảm, thực sự là rất khó chịu. Người khó chịu nhất sẽ là người chơi Garen, lúc này, bạn sẽ không thể hồi máu nhờ nội tại được vì liên tục phải hứng chịu sát thương đối phương. Thêm nữa là chiêu cuối Máy Chém Noxus, chỉ cần sử dụng chính xác mà thôi là bạn có thể có một Pentakill với Darius. Và đây cũng là chiêu thức để kết liễu hoàn hảo trong mọi tình huống và kể cả là ks của đồng đội.

Dr.Mundo


Mundo bị đối phương ghét chắc chắn là do độ lỳ đòn quá hắn. Rất nhiều kỹ năng để hồi máu, cộng thêm những món đồ phòng thủ mà họ sắm được, Mundo sẽ trở thành một bao cát thực thụ. Thêm vào nữa là chiêu làm chậm cực kỳ khó chịu, làm chậm liên tục mà không cần mất năng lượng, Mundo sẽ cực kỳ khó chịu.

Trong hầu hết các trận đấu hiện nay, mỗi đội đều có một tướng đi rừng. Họ sẽ giúp đỡ đồng đội khá nhiều, kiểm soát bản đồ, chạy lung tung khắp nơi và nắm thời cơ tiêu diệt đối phương. Chưa kể đến việc họ còn có khả năng trở thành người phá vỡ thế cân bằng của một trận đấu. 


Vậy vấn đề ở đây là gì? Họ tác động đến tinh thần của những người còn lại trong đội. Bất ngờ xuất hiện ở một khu vực nào đó và giúp đồng đội mạnh lên bằng cách nhanh chóng phá hủy trụ, hoặc bắt đối phương không dám ra ăn lính và lấy kinh nghiệm. Nhưng, khi ở một đường nào đó của đội bạn bị đè, việc đầu tiên họ nghĩ đến thường không phải là làm thế nào để tự mình mạnh lên, hay là chơi cẩn thận hơn, mà là gọi tướng đi rừng đồng đội đến giúp đỡ. Điều này xảy ra ngay cả khi họ đơn đấu với đối phương và bị hạ gục, chứ không phải là bị tướng đi rừng đối phương bắt. 

Tinh thần của người chơi 

Đây là yếu tố rất quan trọng trong một trận đấu. Nhờ nó, một người chơi không giỏi cũng vẫn có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, nhưng cũng có thể vì nó mà nhưng tay chuyên nghiệp không làm nổi trò trống gì. Và vị trí có thể gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tinh thần của một trận đấu, đó là vị trí tướng đi rừng. 



Hỗ trợ đồng đội, cản phá các cuộc đi săn từ đối phương 

Khi tướng đi rừng không thể giúp đỡ được các đường ở ngoài, điều tất yếu là họ sẽ bị đồng đội nói này nói nọ, dẫn đến việc tinh thần hợp tác của cả đội đi xuống. Làm sao mà bạn có thể tập trung khi mà đồng đội thì cứ liên tục réo gọi hết chỗ này chỗ khác, bạn đi giúp được người này thì người kia có vấn đề, thế là bạn lại phải tất bật chạy ra chỗ khác. Nếu gần gần thì không sao, chứ giả sử bạn vừa mới giúp được đường dưới, thì tướng đường trên đội bạn hi sinh, thế là hắn sẽ liên tục đặt câu hỏi là sao bạn không giúp hắn, rồi còn vô vàn thứ khác. 

Vậy nên, có thể nói tướng đi rừng đóng góp một phần khá lớn cho tinh thần của cả đội. 
Ấn tượng đầu tiên 

Đầu tiên hãy cứ xét đến khâu chọn tướng đã nhé. Nếu bạn chọn những tướng đi rừng khá mạnh như kiểu  Jarvan IV,  Xin Zhao,  Nocturne, đồng đội bạn thường sẽ không phàn nàn gì. Nhưng nếu bạn chọn những tướng như kiểu  Sejuani,  Katarina, hay thậm chí là  Talon, Garen,  Leona, thì đồng đội bạn gần như chắc chắn sẽ chửi bới thậm tệ. 

Nocturne khá mạnh khi có khả năng vô hiệu hóa, tăng tốc độ chạy và sát thương

Những tướng đi rừng được ưa chuộng hiện nay đa phần sẽ giành được nhiều cảm tình từ đồng đội. Chưa cần biết là họ có chơi tốt hay không, nhưng việc chọn những tướng đó đã khiến cho những người còn lại nghĩ rằng mình có thể tin cậy được vào tướng đi rừng đó. 

Đó là chưa kể đến việc khi bạn chọn những tướng có thể gây ảnh hưởng mạnh lên đối phương, thì bạn đã thành công ở bước đầu gây sức ép tinh thần lên họ. Những tướng như  Amumu, Malphite, Nocturne, Jarvan IV,… có thể vô hiệu hóa đối phương. Sát thương từ những tướng này cũng không thấp, vì thế chắc chắn đối phương trước khi làm gì cũng sẽ phải cẩn thận hơn, không dám lao lên bừa bãi. Chỉ riêng điều này đã giúp đội bạn giảm bớt sức ép từ đối thủ. 

Tiếp theo, nếu bạn có trang phục, có khi lại là trang phục Huyền thoại, thì đúng là có sức thuyết phục lớn đấy. Đồng đội bạn tự nhiên sẽ nghĩ là "chắc thằng này đánh hay nên mới mua", "ờ nó pro", … Thế là tự nhiên sức mạnh tinh thần đi lên thêm rồi. 

Trang phục Shyvana Vảy Sắt này cũng đẹp đấy chứ

Tuy vậy, đây cũng chỉ là một ván bài may rủi thôi, vì như đã nói ở trên, chưa chắc một người đánh hay có thể chứng minh được điều đó. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phong độ của 1 game thủ, và chỉ cần có yếu tố bất lợi nào đó tác động được vào họ, cả họ và những thành viên còn lại trong đội cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Chỉ những người chơi thực sự có bản lĩnh mới có thể vượt qua được điều này. 

Tuy nhiên đang có Bùa Đỏ mà để Người Đá đánh bại thì quả thật ....

Giai đoạn đầu trận đấu 

Sau khi lên được vài cấp, có được cho mình đủ bộ kĩ năng cần thiết và ít trang bị, bạn sẽ bắt đầu công việc đi săn tướng của mình. Giờ đây bạn có hai cách để lựa chọn: 

1. Vào rừng đối phương và tấn công tướng đi rừng của họ. 

2. Chạy ra một đường nào đó, phối hợp với đồng đội và tiêu diệt kẻ địch. 

Tạm bỏ qua điều thứ nhất, vì bạn sẽ gần như không thể nào trông cậy vào việc đồng đội đi theo mình nếu chưa muốn báo động quân địch. Vì thế tác giả sẽ dành vài lời cho điều thứ hai. 

Đầu tiên, bạn sẽ thông báo trước cho đồng đội mình sẽ đi ra đâu để họ còn chuẩn bị. Thông thường, mỗi người có một cách chơi khác nhau, và chẳng ai rỗi hơi, và cũng chẳng đủ thời gian nói sạch bách hết việc mình sẽ làm gì. Vì thế, khi thông báo bạn sẽ chuẩn bị tấn công đường nào, tướng ở đường đó sẽ được chuẩn bị trước tinh thần, ví dụ như không đẩy lính quá cao, kiểm tra các bụi gần đó, thông báo rằng đối phương có cắm mắt hay không,… 

Nhờ thế, bạn vừa tăng được khả năng liên kết giữa các thành viên trong một đội, vừa tăng cơ hội thành công cho chính mình. Kết quả là nếu bạn không thành công đi chăng nữa, đồng đội bạn cũng sẽ biết là bạn đang quan tâm đến mình. Còn nếu thành công, có lẽ tác giả không cần nói gì thêm. 

Trước khi bắt đầu tấn công, bạn nên đánh dấu đối thủ cho đồng đội biết. Nếu bạn nghĩ chỉ chat vài câu không đủ, hãy ping vài lần. 

Đánh dấu mục tiêu chờ tấn công

Nhưng đừng ping quá nhiều, hoặc ping những cái vô nghĩa, hoặc sai lệch hoàn toàn ý nghĩa. Điều thường thấy nhất hiện nay là người chơi đang lạm dụng cái ping màu vàng, tức là bảo đồng đội rút lui. Trong khi đó, họ lại muốn đồng đội lao lên. Chính điều này làm cho việc phối hợp bị hỏng hoàn toàn. 

Thành công là khi tiêu diệt được đối phương, ở đây là Pantheon

Khi sử dụng ping đỏ lên đối phương, đồng đội muốn bạn lao vào. Ngược lại, chức năng của ping vàng là đồng đội muốn bạn đừng tấn công đối tượng đó, bạn hãy rút lui đi. Còn với những kẻ sử dụng ping vàng sau đó chửi bới bạn chỉ vì bạn không lao lên, bạn nên mặc kệ hắn ta thay vì tốn thời gian và năng lượng đôi co về chức năng của cái ping, có khi sau đó còn chửi nhau nặng hơn. 

Tập trung lấy những mục tiêu quan trọng

Những trường hợp xấu 

Trên kia, tác giả vẫn chỉ đề cập đến việc bạn đi săn thành công, hay là không thành công nhưng chẳng mất gì. Thế còn nếu bạn đi săn không thành công, nhưng lại mất mạng thì sao? 

Nếu may mắn, bạn không còn Bùa nào trên người. Kẻ tiêu diệt bạn sẽ không được hưởng Bùa, vì thế bạn có thể an tâm về việc đội mình không bị thiệt thòi quá lớn. 

Nên cướp Bùa của đối phương ngay khi có thể

Nhưng, thật là xui xẻo nếu bạn mất Bùa, thậm chí là 2 Bùa cho tướng đối phương. Hãy hi vọng rằng đó là tướng hỗ trợ ăn được mạng của bạn. Tuy vậy trường hợp đó là hơi bị khó vì sát thương của họ gây ra khá thấp, hoặc là thấp hơn các đồng đội của mình, mà có khi họ còn cố tình dừng lại không đánh để người khác ăn mạng của bạn cơ. 

Vậy phân tích một tí, nếu là tướng đi rừng của đối phương ăn mạng của bạn thì sao? Bạn sẽ khá là vất vả đấy, vì tướng đi rừng đối phương có khả năng chạy hết từ đường này sang đường khác để tấn công đồng đội bạn, có khi là vào rừng của bạn để cướp. Thường thì sau một lần hi sinh, bạn sẽ thấy rừng của mình chỉ còn sót lại một vài con quái con con, tất cả những con quái to thì đều đã không cánh mà bay. Hãy nhanh chóng dọn dẹp mấy con này rồi chuẩn bị gỡ gạc lại những gì đã mất. 

Hãy cố gắng cắm Mắt ở rừng của mình, sau đó phối hợp với đồng đội đi săn đối phương càng nhiều càng tốt. Nếu không thành công, ít ra bạn cũng đã có một khoảng thời gian gây áp lực lên đối phương, giúp cho đội mình dễ thở hơn. Điều này sẽ cải thiện được phần nào suy nghĩ của đồng đội của bạn đối với bạn. 

Quấy phá đối phương càng nhiều càng tốt

Cố gắng giao tiếp với đồng đội theo chiều hướng tích cực. Đừng chat với những từ ngữ mang đầy dấu *, nó chỉ làm cho mọi việc xấu hơn mà thôi. 

Kết thúc giai đoạn đầu trận đấu tốt đẹp đồng nghĩa với việc cả đội sẽ có tinh thần đi tiếp cả trận đấu. Hãy cố gắng giữ vững điều này. 
Những yếu tố ảnh hưởng từ tướng đi rừng 

Một tướng đi rừng phải chịu trách nhiệm cho khu vực rừng của mình. Họ cũng có trách nhiệm giúp đỡ tất cả các đường. Nói ngắn gọn, họ phải chịu trách nhiệm cho gần như mọi thứ. Vì thế, nếu có việc gì xấu xảy ra, gần như họ sẽ bị lôi ra nói đầu tiên. 

Vậy tướng đi rừng có thể tác động như thế nào đến một trận đấu? 

Tích cực 

  • Cắm Mắt cho đồng đội trong trường hợp họ chưa thể về nhà lấy ngay
  • Tổ chức những cuộc phản công lại đối phương khi đồng đội bị vây bắt
  • Thành công phá tướng đi rừng đối phương
  • Kiểm soát được rừng của mình, nắm bắt được hướng đi của đối thủ
  • Thành công giúp một đường nào đó quay lại sau khi bị đè

Tiêu cực 

  • Bị tướng đi rừng đối phương quấy phá
  • Không có khả năng đi săn lẫn cày tiền
  • Bị đối phương săn ngược
  • Mất các vị trí quan trọng như Bùa, Rồng
  • Bỏ mặc đồng đội
  • Không tổ chức các cuộc đi săn
  • Cấp độ thấp hơn hẳn đối phương

Những yếu tố trên là những điểm cơ bản, được đặt ra làm những chỉ tiêu cụ thể cho mỗi trận đấu. Thành quả nhận được và cái giá phải trả cho một tướng đi rừng là rất lớn. Nếu họ thành công, cả đội đi lên; họ thất bại, cả đội đi xuống. Chỉ cần một vài lần không thành công, đội của tướng đi rừng đó gần như sẽ suy sụp hoàn toàn. 

Bài học sau những lần thất bại thường sẽ xoay quanh các điểm sau: 

  • Đi săn đối phương mà không có tầm nhìn
  • Không nắm bắt được tướng đi rừng đối phương
  • Xác định thời gian không chính xác
  • Bị đối phương dụ, đuổi theo những con mồi ít máu một cách vô nghĩa

Hãy chắc chắn rằng luôn có tầm nhìn ở những con đường quan trọng

Lời kết 

Theo lẽ thường tình, tướng đi rừng sẽ là người có ảnh hưởng lớn nhất ở giai đoạn đầu trận đấu. Họ có khả năng tạo ảnh hưởng mạnh lên cả hai đội. Dù muốn hay không, tướng đi rừng cũng là người điều khiển nhịp độ trận đấu. Vì thế, cho dù ở trong bất kì tình cảnh nào, tốt hay xấu, họ cũng nên giữ được thái độ bình tĩnh để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Việc tranh cãi với đồng đội chỉ làm cho bạn mất thời gian và không thể tập trung vào công việc.

Sử dụng những câu chat hợp lí và ping chính xác là những yếu tố cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên nói ngắn gọn kế hoạch của mình để đồng đội biết mà chuẩn bị. Phân tích bản đồ, nắm được thời gian di chuyển của tướng địch, thời gian hồi lại của các bãi quái cũng là điều phải làm.

Vị trí tướng đi rừng trong Liên Minh Huyền Thoại là rất quan trọng. Để thành thạo được khả năng đi rừng, người chơi sẽ cần nhiều thời gian luyện tập. Chúc các bạn thành công!

Tags: Cách chơi, đi jung, junggle, Cách, đi rừng, hiệu quả, trong,LIÊN MINH HUYỀN THOẠI, LOL, League of Legends, tướng, build đồ, truyền thuyết, cách đánh, kẻ thù, cách chơi, MID, BOT, TOP, vị trí, kĩ năng, pro, chuyên nghiệp, clip, video, AD, AP, SP, TANK, GANK

GG là một cụm từ khá phổ biến trong giới chơi game. Một người chơi game nên biết cụm từ này nghĩ là gì và dùng nó như thế nào.

Bởi vì đó không chỉ là một câu nói, mà còn là một nét văn hóa chơi game đẹp và cần được phát huy.

GG được nói lần đầu bởi ai thì có lẽ không ai có thể chứng thực được, nhưng có lẽ đây là một câu nói được sử dụng nhiều nhất trong khi chơi game. Có lẽ từ khi có Starcraft thì cụm từ này mới thực sự trở nên phổ biến.


Vậy GG có nghĩa là gì ? Là goodgame – chơi tốt lắm. Khi một team dota gõ GG, có nghĩa là họ tán thưởng những gì đối phương đã làm được, khi một Gosu nói GG, tức là đối thủ của anh ta thi đấu rất tốt. Và thường là người thắng sẽ nói GG trước người thua, nếu như họ có thời gian.

Đó là một hành động thể hiện tinh thần cao thượng khi thi đấu, thắng không kiêu, thua không khinh đối thủ. Và nó còn tránh cho một cuộc ẩu đả sau khi thi đấu. Lịch sử ghi lại rằng game thủ Starcraft II ít nói GG nhất là Idra, một cao thủ Zerg nhưng lại có thái độ rất kém. Mỗi khi bị đánh bại anh ta thường xúc phạm đối thủ rồi quit.


Tuy nhiên ở Việt Nam thì nhiều người lại con GG có nghĩa là đầu hàng. Điều này là hoàn toàn sai lầm và thể hiện một sự thiếu hiểu biết không hề nhẹ ở đây. Chơi game cũng cần có văn hóa và học hỏi, cũng cần xây dựng, đấu tranh. Cho nên , vì thiếu hiểu biết, ngoài kia, hàng ngày, có biết bao con người đang hô to : “GG đi chúng mày thua rồi”, “GG đi team đánh ngu quá”.

Do đó, GG đã đi ra khỏi cái phạm vi văn hóa vốn có mà nó muốn truyền tải. Thay vào đó nó lại như một công cụ để phá rối khi thỉnh thoảng lại được hét lên như một danh/động từ.

Nghề chơi cũng lắm công phu, một hiểu biết nhỏ như vậy mà tại sao nhiều người lại không biết?

Chí mạng liên quan đến hai chỉ số chính, bao gồm khả năng chí mạng và sát thương chí mạng. Hãy bắt đầu!

Khả năng chí mạng

Xem khả năng chí mạng bằng cách ấn nút C.
Khả năng chí mạng được biểu hiện bằng một con số ở dạng %, hiển thị số lần chí mạng trung bình trong 100 đòn đánh. Ví dụ nếu bạn có 50% chí mạng, điều có có nghĩa là cứ 100 đòn đánh tung ra thì có 50 đòn được chí mạng. Khả năng chí mạng có thể đến từ trang bị, kĩ năng và ngọc bổ trợ. Khi có nhiều hơn một nguồn mang lại khả năng chí mạng, con số này sẽ được cộng dồn.

Trong thời gian dài, mỗi % khả năng chí mạng sẽ gia tăng lượng sát thương cơ bản của bạn thêm 1%. Ví dụ như với 50% khả năng chí mạng, tướng của bạn sẽ gây ra 150% sát thương so với thông thường, chỉ tính những đòn đánh tay và chưa tính đến sát thương chí mạng. Vì lí do này, khả năng chí mạng kết hợp rất tốt với sát thương vật lí. Ngoại trừ Ashe và Tryndamere, 20.25% là khả năng chí mạng tối đa mà mỗi tướng có thể đạt được ở cấp độ 1. Khả năng chí mạng tối đa là 100%

Áo choàng tím.
Về lí thuyết, mỗi % chí mạng có giá 50 vàng. Điều này khiến cho Áo Choàng Tím trở thành trang bị có hiệu quả vàng tốt nhất với khả năng chí mạng, mang lại 15% với giá 730 vàng, tức là 48.6 vàng cho 1% khả năng chí mạng.

Sát thương chí mạng

Sát thương chí mạng tác dụng đến sát thương gây ra trong những cú đánh chí mạng. Mỗi tướng bắt đầu với 100% sát thương chí mạng, do vậy những đòn tấn công chí mạng sẽ gây ra 200% sát thương. Chỉ số này có thể đến từ trang bị, ngọc bổ trợ và bảng bổ trợ.

Chỉ có sát thương phép từ Dao Điện Statikk là có thể chí mạng.
Sát thương chí mạng được áp dụng đến phần sát thương vật lí trong mỗi đòn tấn công. Điều này có nghĩa là nếu bạn có những kĩ năng hoặc trang bị giúp gây thêm sát thương trên đòn đánh như Găng Tay Băng Giá hay Quyền Trượng Linh Hồn của Nasus, phần sát thương tăng thêm sẽ không được áp dụng khi tính sát thương chí mạng. Loại sát thương phép duy nhất có khả năng chí mạng là từ Dao Điện Statikk. Ngoài ra, những loại sát thương cộng thêm khác cũng được tính vào sát thương chí mạng.

Sát thương chí mạng tối đa có thể đạt đến là 305.51%, bao gồm 45.51% từ ngọc bổ trợ, 10% từ bảng bổ trợ và 50% đến từ trang bị Vô Cực Kiếm.


Những bức vẽ về các cặp đôi Liên Minh Huyền Thoại do Lollerbloob vẽ! Tất nhiên là có mấy cái bựa về các cặp đôi gay với les trong LMHT rồi! 


Garen vs Katarina


Thực chất Zed với Shen không phải kẻ thù, lỡ họ là người
yêu cũ của nhau thì sao :v


Caitlyn và Vi chơi les nè bà con!


Xinzhao thật yếu đuối khi bên cạnh Jarvan IV


Ashe vs Tryndamere


Twister Fate và Graves từng có thời niên thiếu bên cạnh nhau
trước khi thành kẻ thù!


Teemo vs Tristana có vẻ hợp đôi đấy chứ, cả hai cùng nhỏ bé
như nhau :3


Morgana như mẹ của Varus vậy


Lại Vi vs Caitlyn


Thật không thể tin nổi, chàng "thông" Xinzhao tiếp tục quyến rũ
hoàng tử của Demacia Jarvan IV.


Talon thật yếu đuối khi bên cạnh Kassadin. Mà cho em hỏi ngu
Kassadin là boy hay girl vậy?


Kassadin và Mazahar đều đến từ hư không, chắc hợp!


Sona dù bị câm nhưng cũng rất nhiệt tình khi cua trai Leesin.
Nàng câm chàng mù - cặp đôi hoàn cảnh của năm!


Shyvana vs Leona, cả hai đều có "na" và đều là những phụ
nữ mạnh cmn mẽ :v


Trời ơi Ezreal bê đê mà má, sao lại yêu Janna là thế nào?


Cặp đôi Missfortune vs Gangplank có vẻ đẹp nhất nè!


Riven vs Lux, cặp đôi les tiếp theo


Lux về với Talon để suốt ngày ăn một combo rồi "lên bảng đếm số" à?


Sona vs Leesin phiên bản không "ướt át" :v

Ant Green
0123 45 789
Hỗ trợ muah hàng