-->

DANMANG.ORG - Gần đây, thông tin về thuốc An Cung Ngưu Hoàng chứa các chất độc hại đã khiến nhiều người hoang mang.

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên các loại thuốc Trung Quốc chứa thành phần "lạ".

Thực tế, rất nhiều loại thuốc có xuất xứ từ Trung Quốc đã từng khiến cả thế giới phải bàng hoàng và sửng sốt, thậm chí bị nhà nước sở tại thu hồi. Uống những loại thuốc này, hiệu quả chưa rõ nhưng người dùng chắc chắn sẽ phải phải gánh chịu hậu quả.

"Tiên dược" chứa chì, thủy ngân và asen

Nhiều năm qua, An Cung Ngưu Hoàng hoàn được đồn thổi như một "tiên dược" để phòng và trị đột quỵ, tai biến mạch máu não, dùng cho người bị cao huyết áp. Nhiều gia đình có người già đều trữ trong nhà một viên phòng trường hợp cần dùng đến. 

Theo một số thầy thuốc Đông y, An Cung Ngưu Hoàng hoàn xuất hiện trên thị trường Việt Nam khoảng 7 năm trước và được sử dụng đại trà từ năm 2010 đến nay. Mỗi viên thuốc được bán với giá "cắt cổ" là  từ 300 nghìn đến 3 triệu đồng một viên.

 Hàng triệu viên thuốc con nhộng có xuất xứ từ da vụn và giày rách,
mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ruồi nhặng bu kín.

Đắt như thế, nhưng theo Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, đến hơn 90% An Cung Ngưu Hoàng hoàn đang lưu hành trên thị trường Việt Nam hiện nay đều là hàng giả, hàng nhái và kém chất lượng.

Thậm chí dù là hàng "xịn", thì thứ "tiên dược" này cũng chứa rất nhiều thành phần mang độc tính nằm trong danh sách 19 vị thuốc có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Đó là chu sa - một loại khoáng vật với thành phần chính là thủy ngân; hùng hoàng cũng là một loại khoáng vật có thành phần chính asen và xạ hương có độc tính cao.

Vỏ thuốc con nhộng làm từ rác thải công nghiệp

Cuối năm 2014, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ một nhóm đối tượng sản xuất vỏ thuốc con nhộng độc hại. Chỉ trong hai tháng, các đối tượng này đã bán ra thị trường khoảng 90 triệu vỏ thuốc con nhộng rỗng.

Điều đáng nói là thay vì sử dụng chất gelatin có nguồn gốc từ động vật, những đối tượng này đã sử dụng chất gielatin công nghiệp rẻ tiền có nguồn gốc từ da thải đã qua xử lý crom (hóa chất thuộc da). Nếu bị một lượng crom có độc tính cao chui qua màng tế bào có thể làm tổn thương cấu trúc ADN, suy gan, suy thận và gây ung thư.

Được biết, loại vỏ thuốc con nhộng làm từ rác thải có giá thành rẻ hơn 60-70 lần so với vỏ thuốc con nhộng thông thường. Chính vì lợi nhuận mà người ta bất chấp sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng.

Thuốc bổ làm từ thịt thai nhi

Những viên thuốc bổ, được cho là tăng sinh lực và khả năng tình dục, đã được tìm thấy trong hành lý các du khách và qua bưu phẩm quốc tế, giới chức Hàn Quốc cho hay. Theo đó, kể từ tháng 8 năm 2011, Hàn Quốc đã thu giữ khoảng 17.500 viên thuốc thịt người.

Hàn Quốc từ lâu nay đã ngần ngại chỉ trích Trung Quốc trực tiếp về vụ việc trên do sợ gây rạn nứt ngoại giao. Tuy nhiên, quá trình tạo ra loại bột trên được cho là một trong những câu chuyện kinh khủng nhất có thể hình dung được.

Theo hải quan Hàn Quốc, thi thể những đứa bé đã chết bị sấy khô trên lò trước khi bị nghiền thành bột. Giới chức hải quan Hàn Quốc từ chối tiết lộ chính xác những đứa trẻ từ đâu ra hoặc ai chịu trách nhiệm làm ra các viên thuốc thịt người trên.

Trước đó, giới chức Trung Quốc đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra về việc sản xuất thuốc từ bào thai hoặc những em bé mới sinh đã chết. Tuy nhiên, tới giờ, Trung Quốc vẫn giữ im lặng, báo Wall Street Journal cho biết.

Theo quan niệm của người Trung Quốc, thuốc từ những bào thai và xác trẻ sơ sinh là vị thuốc dân gian chữa bệnh hiệu nghiệm. Khái niệm chữa bệnh “độc nhất vô nhị” này bắt nguồn từ thời phong kiến, cách đây hàng trăm năm.

Mỗi viên nén có chứa thịt, xương, thậm chí là tóc, móng tay có tác dụng chống lão hóa, tăng cường sinh lực, thậm chí là chữa bệnh ung thư.

Thuốc cường dương làm từ thuốc thú y

Kết quả một cuộc điều tra mới đây từ trung tâm nghiên cứu giới tính thuộc khoa y của Đại học Bắc Kinh cho thấy trên 80% thuốc cường dương tại Trung Quốc là thuốc giả, phần lớn làm từ thuốc thú y dành cho bò, lợn, ngựa.

Đa số thuốc kích dục nguồn gốc Trung Quốc vốn được dùng cho bò, lợn, ngựa...

Báo Tân Kinh ngày 17/11/2011 dẫn tiết lộ của Cao Kính Đức, một đầu mối chuyên làm giả thuốc Viagra, cho biết các loại thuốc giả trên thị trường chủ yếu được làm từ sildenafil, tadalafil kết hợp với thức ăn gia súc và thuốc thú y. Đa số thuốc cường dương mang nhãn hiệu Âu – Mỹ đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

“1.000 USD tiền vốn sản xuất thuốc giả có thể thu lợi nhuận lên đến 500.000 USD” – phó giám đốc Công ty Pfizer (công ty sản xuất thuốc Viagra) John Clark cho biết.

Thuốc hạ sốt, trị ho chứa thạch tín cực độc

Mới đây, hai sản phẩm thuốc Zhenzhu Shedan Chuanbeimo và Huatan Zhike Chongcao Zhenzhu Chuanbeimo do Trung Quốc sản xuất đã bị cảnh báo là chứa hóa chất độc hại nguy hiểm cho người dùng theo Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA). Hai sản phẩm này được sản xuất bởi công ty Đông y Trung Quốc Kang Sheng và phân phối bởi công ty thương mại Tientsin Da-Chong.

Công ty thương mại Tientsin Da-Chong đã quyết định thu hồi các sản phẩm bị ảnh hưởng và hợp tác điều tra.

Theo một tuyên bố của HSA, cả hai sản phẩm có thể được sử dụng bởi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người dễ mẫn cảm với các tác động có hại của asen. Mặc dù quy định hàm lượng asen hợp pháp chỉ tối đa 5 phần triệu (ppm), báo cáo thử nghiệm cho thấy hàm lượng asen trong hai sản phẩm thuốc này lên tới 8,16 ppm và 8,48 ppm.

Theo một tuyên bố của HSA, cả hai sản phẩm có thể được sử dụng bởi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người dễ mẫn cảm với các tác động có hại của asen. Mặc dù quy định hàm lượng asen hợp pháp chỉ tối đa 5 phần triệu (ppm), báo cáo thử nghiệm cho thấy hàm lượng asen trong hai sản phẩm thuốc này lên tới 8,16 ppm và 8,48 ppm. 

Hoàng Ngân Hà (Tổng hợp) / Skcd.com.vn

Ant Green
0123 45 789
Hỗ trợ muah hàng